Những điều quan trọng cần biết về văn phòng cho người nước ngoài thuê

Thủ tục giao dịch cho thuê nhà ở được quy định tại Điều 93 Luật Nhà ở như sau: Các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thoả

Thị trường nhà cho người nước ngoài thuê vẫn là mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp bất động sản và các tổ chức cá nhân. Nhưng thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà. Vì thế, để hiểu rõ hơn về cách thức và các giấy tờ cần thiết khi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê, bạn có thể tham khảo các quy định sau:
1- Điều kiện nhà ở cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê
Điều kiện nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam được quy định tại các Điều 131, 132, 133 Luật Nhà ở như sau:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép vào Việt Nam có thời hạn từ 3 tháng liên tục trở lên và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thuê nhà ở tại Việt Nam.
Nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê phải có đủ các điều kiện sau:
– Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
– Phải là nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ khép kín;
– Bảo đảm chất lượng, an toàn cho người thuê;
– Bảo đảm cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác;
– Không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Theo quy định tại Điều 92 Luật Nhà ở, bên cho thuê phải có các điều kiện sau: Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự; Là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; là tổ chức cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh cho thuê nhà ở.
Bên thuê là cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; Bên thuê là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.

Nhiều gia đình ở HN có xu hướng xây nhà cho người nước ngoài thuê
2- Thủ tục giao dịch cho thuê nhà ở
Thủ tục giao dịch cho thuê nhà ở được quy định tại Điều 93 Luật Nhà ở như sau: Các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thoả thuận về hợp đồng. Hợp đồng phải thể hiện các nội dung: Tên và địa chỉ của các bên; Mô tả đặc điểm của nhà ở; Giá thuê và phương thức thanh toán; Thời gian giao nhận nhà ở; thời hạn cho thuê; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Cam kết của các bên; Các thỏa thuận khác; Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; Chữ ký của các bên (nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của người ký).
Hợp đồng thuê nhà ở phải có chứng nhận của công chứng trừ các trường hợp sau: Cá nhân cho thuê nhà ở dưới 6 tháng; Bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
Sau khi ký kết hợp đồng cho thuê nhà, chủ nhà phải làm thủ tục khai báo tạm trú cho người thuê nhà tại cơ quan Công an: Xuất trình hộ chiếu, tờ khai xuất nhập cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện có thị thực); khai vào bản khai tạm trú theo mẫu; lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú và nộp tại Công an xã phường; lưu giữ phiếu khai báo tạm trú cùng danh sách người nước ngoài tạm trú để xuất trình khi có yêu cầu.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *