Nghệ thuật đàm phán giá thuê văn phòng tại Tp.HCM thành công
Dùng phương pháp cạnh tranh là cách khiến cho người khác có cảm giác lo lắng. Nếu bạn là người đại diện cho bên mua, hãy thông báo cho
Bạn là đối tác có tiềm năng thế nhưng khách hàng không chọn bạn để ký hợp đồng, tại sao thế? Có lẽ bạn chưa có kỹ năng trong việc đàm phán, vậy phải làm thế nào? Đây là bí kíp dành cho bạn.
Nghệ thuật đàm phán thành công:
1. Im lặng:
Sự im lặng khiến cho mọi người có cảm giác khó chịu, cho nên sau khi đưa ra
một vấn đề quan trọng, bạn hãy nhìn thẳng vào đối tác, hãy mỉm cười chờ đợi ý kiến phản hồi của họ.
Nếu thời gian im lặng càng lâu thì đối tác sẽ càng dễ dàng khinh suất và sẽ nói lên bất kỳ điều gì nhằm mục đích phá tan khoảng lặng. Khi đó phản ứng của họ thường bộc phát, không suy nghĩ nhiều và chắc chắn sẽ cho bạn những thông tin có giá trị.
2. Một chút do dự:
Được biểu hiện bằng nét mặt hoặc giọng điệu pha một chút do dự thể hiện sự lo ngại đối với vấn đề được đưa ra. Chỉ một chút do dự thôi cũng khiến cho người khác cảm giác lo ngại, cho nên hãy thử dùng cách này khiến cho đối tác tích cực đàm phán. Lúc đó đừng quá ngạc nhiên nếu kết quả quá tuyệt vời nhé !
3. Giới hạn thời gian:
Việc giới hạn thời gian của cuộc đàm phán khiến ta có thể làm chủ được tình huống cũng như thu được kết quả như mong muốn. Khởi đầu buổi thảo luận, bạn có thể bắt đầu bằng câu nói “tôi sẽ kết thúc cuộc họp trong vòng 1h”.
Sau đó, nếu bất cứ khi nào không khí trong buổi thảo luận bị chùng xuống, hoặc dần đi lạc đề, bạn có thể dùng cách nào đó để ra hiệu rằng trong 1 lát nữa thôi là bạn sẽ phải đi rồi, hãy tập trung vào chủ đề chính của buổi họp.
Sử dụng cách này có thể khuyến khích mọi người đưa ra một hành động dứt khoát cho vấn đề.
4. Cạnh tranh:
Dùng phương pháp cạnh tranh là cách khiến cho người khác có cảm giác lo lắng. Nếu bạn là người đại diện cho bên mua, hãy thông báo cho nhà môi giới và người bán rằng số họ nên cho thêm danh sách bất động sản để bên mua có nhiều sự lựa chọn.
Nếu bạn là người kinh doanh nhà, hãy bóng gió việc những yêu cầu mà họ đưa ra đã được đáp ứng. Đừng nói dối nhưng cũng đừng bỏ qua những cơ hội cạnh tranh để đạt được kết quả tốt.
5. Dự tính những trường hợp xảy ra ngoài ý muốn:
Bạn hãy dự tính trước những trường hợp nếu bên đối tác từ chối hợp tác. Nếu buổi đàm phán của bạn có dấu hiệu rơi vào thế bí thì hãy sắp xếp và cất giấy tờ công việc lại mà không biểu lộ thái độ.
Leave a Reply